Khái niệm TPM
TPM (Total Productive Maintanance - Duy trì năng suất toàn diện) là một phương pháp quản lý đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp nhằm khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có của đơn vị sản xuất bao gồm công nghệ, thiết bị, con người v.v… Với TPM, mọi người cùng hợp lực và tương tác với nhau để nâng cao hiệu suất hoạt động của thiết bị một cách hiệu quả nhất. Suy nghĩ “trách nhiệm của tôi (công nhân vận hành) là vận hành thiết bị, trách nhiệm của anh (nhân viên bảo trì) là sửa chữa” được thay bằng “tôi và anh cùng chịu trách nhiệm về thiết bị của chúng ta, nhà máy của chúng ta, tương lai của chúng ta”.
Mục tiêu "4 không"của TPM
Không sự cố dừng máy,
Không phế phẩm,
Không hao hụt,
Không tai nạn.
8 trụ cột TPM bao gồm
Chỉ số OEE đo mức độ hiệu quả của TPM (OEE = Mức hữu dụng x Hiệu suất x Chất lượng)
Hiệu quả hoạt động của máy móc được tính toán dựa trên 03 chỉ số sau:
Mức hữu dụng (Availability) - lượng thời gian một thiết bị có thể hoạt động tối đa sau khi đã trừ đi thời gian dừng máy bắt buộc;
Mức hữu dụng = ((tổng số thời gian sản xuất có thể - thời gian chết) × 100) / (tổng số thời gian sản xuất có thể)
Hiệu suất thực hiện (Performance efficiency) - sản lượng thực tế của máy khi hoạt động so với năng suất thiết kế tối đa hay sản lượng tối đa trong điều kiện hoạt động liên tục.
Hiệu suất (%) = (số sản phẩm sản xuất được × 100) / (số sản phẩm có thể sản xuất)
Chất lượng của sản phẩm - Chất lượng của sản phẩm là tỷ lệ sản phẩm chấp nhận được trên tổng số sản phẩm được sản xuất (bao gồm cả sản phẩm hỏng)
Chất lượng (%) = ((số sản phẩm sản xuất - số khuyết tật) × 100) / (số sản phẩm sản xuất)
Có rất nhiều chỉ số để đo lường hiệu quả của TPM. Chỉ số quan trọng hay sử dụng là OEE (Mức hữu dụng thiết bị toàn phần) dựa trên cả ba tiêu chí: mức hữu dụng, hiệu suất thực hiện và chất lượng.
Thực hiện TPM như thế nào?
Bước 1: Giới thiệu tổng quan về TPM cho toàn thể lãnh đạo và quản lý của doanh nghiệp, lãnh đạo cao nhất cam kết thực hiện TPM
Bước 2: Thiết lập ban quản lý dự án TPM, họp công bố và khởi công dự án.
Bước 3: đào tạo tổng quan về TPM cho nhân viên công ty.
Bước 4: Tổ chức các nhóm phụ trách từng khu vực hoặc chức năng trong doanh nghiệp.
Bước 5: Hướng dẫn các nhóm thiết lập các mục tiêu và kế hoạch TPM các cấp.
Bước 6: Đào tạo, hướng dẫn thực hành các nhóm các công cụ phục vụ cho triển khai thực hiện kế hoạch TPM (5S, 7 Tools, KPI, SPC, OEE, Problem solving...)
Bước 7: Khảo sát, xác định vấn đề, cải tiến hiệu suất của mỗi thiết bị trong dây chuyền sản xuất
Bước 8: Xây dựng hệ thống checklist (bảo dưỡng, bảo trì, rủi ro, an toàn), kiểm tra thiết bị và tổ chức công việc bảo trì.
Bước 9: thực hiện công việc bảo trì có kế hoạch trong bộ phận bảo trì.
Bước 10: đào tạo, đánh giá, cải tiến và nâng cao các kỹ năng bảo trì và vận hành.
Bước 11: Chuẩn hóa tổ chức công việc quản lý thiết bị.
Một số hình ảnh thực hiện TPM.